Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách đã tin tưởng và mua hàng từ Gạo Thuần Nguyên. Sự ủng hộ của quý khách là nguồn động viên lớn lao và động lực quý báu giúp chúng tôi phát triển và cung cấp dịch vụ tốt nhất. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu nào, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Một lần nữa, chân thành cảm ơn và mong sớm được phục vụ quý khách trở lại trong tương lai. Chúc quý khách một ngày vui vẻ và hạnh phúc!
Bánh tét lá cẩm là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Tây Nam Bộ. Với sắc tím độc đáo từ lá cẩm và hương vị thơm ngon khó cưỡng, chiếc bánh mang trong mình sự tinh tế của ẩm thực Việt. Phần nếp dẻo mịn được nhuộm màu tím tự nhiên, kết hợp cùng nhân đậu xanh bùi bùi và thịt mỡ béo ngậy, tạo nên một tổng thể hài hòa về cả màu sắc lẫn hương vị. Bánh tét lá cẩm không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, ấm áp trong những ngày đầu năm. Cắt một lát bánh tét, thưởng thức cùng tách trà nóng, cả gia đình quây quần bên nhau, cảm giác ấy là điều mà không gì có thể thay thế trong Tết Việt. Hôm nay mới các bạn cùng Thuần Nguyên hướng dẫn gói bánh tét lá cẩm ngay bên dưới nhé.
Hướng dẫn gói Bánh Tét Lá Cẩm – Hương Vị Tết Cổ Truyền Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu
Khối lượng/Số lượng
Ghi chú
Gạo nếp Thuần Nguyên / Nếp Ngỗng
1kg
Chọn loại nếp ngon, hạt dài, dẻo thơm
Lòng đỏ trứng muối
10 cái
Để nguyên lòng đỏ
Đậu xanh tách vỏ
250g
Ngâm trước khi chế biến
Nước cốt dừa
300ml
Sử dụng loại cốt dừa đặc
Thịt ba chỉ (ba rọi)
250g
Chọn thịt có nạc và mỡ cân đối
Lá cẩm
500g
Dùng để tạo màu tím tự nhiên
Hành tím băm
10g
Gia tăng hương vị cho nhân đậu
Hành tím phi
60g
Dùng trộn nhân đậu xanh
Gia vị (muối, tiêu, đường)
Tùy chỉnh
Nêm nếm vừa miệng
Hạt nêm vị heo
1 thìa cà phê
Ướp thịt
Lá chuối
Vừa đủ
Rửa sạch, phơi héo trước khi dùng
Dây lạt
Vừa đủ
Dùng để cột bánh
Hướng dẫn gói bánh tét lá cẩm:
Cây lá cẩm tươi khi nấu cho ra màu tím (đỏ)
Ngâm nếp với nước lá cẩm từ 6-8 tiếng
Lá cẩm rửa sạch, nấu với 500ml nước thật kỹ cho ra màu tím đẹp. Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước lá cẩm khoảng 6 giờ, vớt gạo ra để ráo, thêm 2 thìa (muỗng) cà phê muối, trộn đều. Lấy 200ml nước lá cẩm sau khi ngâm gạo trộn chung với nước cốt dừa, cho vào chảo đun sôi, thêm 1 thìa canh đường, đun cho tan đường, hạ lửa vừa, cho gạo vào đảo đều cho đến khi cạn nước, nước lá cẩm và nước cốt dừa rút hết vào hạt nếp. Chia gạo thành 5 phần bằng nhau.
Đậu xanh rửa sơ, ngâm với nước ấm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo, hấp chín, tán nhuyễn, trộn với hành tím phi, chia thành 5 phần bằng nhau. Thịt rửa sạch, thái lát, ướp với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tiêu, để 30 phút. Dùng đậu xanh bọc nhân thịt cho kín thành hình trụ dài (gồm 5 phần nhân đậu và thịt). Lòng đỏ trứng muối dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, ấn tạo thành hình trụ (5 phần nhân lòng đỏ trứng muối).
Lá chuối rửa sạch, phơi héo. Mỗi chiếc bánh cần khoảng 3 lớp lá chuối. Trải lá chuối lên mặt phẳng, dàn đều 1 phần gạo nếp lên trên, cho phần nhân đậu xanh, thịt và trứng muối vào rồi cẩn thận gói thành hình trụ. Dùng lạt cột lại để thành chiếc bánh tét.
Cho bánh vào nồi, thêm nước ngập mặt bánh, luộc khoảng 3-4 giờ là bánh chín.
Vậy là vừa rồi chúng ta đã được hướng dẫn gói bánh tét lá cẩm rồi, đây là một trong những món ăn truyền thống của người nông dân Nam Bộ. Chúc các bạn thực hiện thành công, hãy chia sẽ thành quả của mình đến với hộp thư của Thuần Nguyên nhé!
Ăn Gạo Lứt Có Giúp Giảm Cân Không? Sự Thật Về Gạo Lứt Trong Chế Độ Eat Clean
Vì Sao Gạo Lứt Phù Hợp Với Chế Độ Eat Clean? Chế độ ăn Eat Clean chú trọng đến những thực phẩm nguyên vẹn, ít qua chế biến, giữ được giá trị dinh dưỡng gốc và hỗ trợ sức khỏe lâu dài. Gạo lứt là lựa chọn lý tưởng cho lối sống này bởi: Giữ…
Gạo Lứt Thuần Nguyên — Dinh Dưỡng Chuẩn Cho Mỗi Bữa Cơm
Gạo lứt không chỉ là một thực phẩm hiện đại, mà còn là biểu tượng văn hoá lâu đời trong nền nông nghiệp lúa nước của người Việt. Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã biết sử dụng gạo lứt như một phần không thể thiếu trong những bữa cơm thường nhật. Có thể…
Gạo Lứt Có Phù Hợp Cho Người Tiểu Đường Không? Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng The American Journal of Clinical Nutrition, việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đến 16% nhờ chỉ số GI (Glycemic Index) thấp và hàm lượng xỡ chất cao.